icon

Hà Nội: Ms. Hồng 0974.249.536

.

TP HCM: Ms. Thảo 0974.919.579

.

TP HCM: P.Kinh doanh 028 6678 8186

icon

Quan trắc môi trường lao động

Trải qua hơn 16 năm hoạt đông Công ty chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Quan trắc môi trường lao động

Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững ngoài việc đầu tư vào máy móc tiên tiến, công nghệ tối ưu thì phải đầu tư vào việc nâng cao chất lượng môi trường lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động vì sức khỏe là chìa khóa thành công của con người còn con người là chìa khóa thành công của doanh nghiệp vì chính con người sẽ trực tiếp tạo ra sản phẩm, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Quan trắc môi trường lao động là một trong những hoạt động bắt buộc của pháp luật Việt Nam nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát điều điện lao động một cách chính xác nhất.

Để Quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động quan trắc môi trường lao động công ty chúng tôi xin được trích dẫn các thông tin hữu ích như:

  • 1: Định nghĩa môi trường lao động
  • 2: Định nghĩa quan trắc môi trường lao động
  • 3: Cơ sở pháp lý của hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • 4: Lý do doanh nghiệp cần quan trắc môi trường lao động
  • 5: Thời gian quan trắc môi trường lao động định kỳ
  • 6: Các yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trường lao động
  • 7: Các bước tiến hành quan trắc môi trường lao động

1: Định nghĩa môi trường lao động

Môi trường làm việc hay điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các quá trình công nghệ, các công cụ phương tiện lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó, tạo nên một điều kiện thích hợp cho con người trong quá trình lao động sản xuất.

Môi trường lao động bao gồm: các yếu tố của sản xuất, máy móc thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người lao động.

Các yếu tố liên quan đến sản xuất: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế xã hội, quan hệ lao động, đời sống hoàn cảnh gia đình. Môi trường lao động không thuận lợi được chia làm hai loại: các yếu tố gây chấn thương là nguyên nhân gây tai nạn lao động, các yếu tố có hại cho sức khoẻ dẫn đến bệnh nghề nghiệp.

Vậy tạo nên môi trường lao động ngoài các yếu tố vật chất chính còn có các yếu tố có liên quan, đặc biệt là các môi quan hệ kinh tế – xã hội cũng như các quan hệ lao động, đời sống của bản thân mỗi cá nhân và cả yếu tố tự nhiên tác động đến nơi làm việc (tiếng ồn, độ rung, bụi, điều kiện vi khí hậu và các bức xạ, hơi khí độc ...).

2: Định nghĩa quan trắc môi trường lao động là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015: quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

Quan trắc môi trường lao động là đo đạt lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu yếu tố vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây tác hại đến sức khoẻ, đời sống người lao động như: vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, ánh sáng, thông gió, bụi hơi khí độc, điện từ trường, phóng xạ, và vi sinh vật có hại...

icon
icon

3: Cơ sở pháp lý của hoạt động quan trắc môi trường lao động là gì?

  • Luật An toàn, Vệ sinh Lao động số 84/2015/QH13 của Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
  • Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ lao động - thương binh và xã hội.
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y Tế Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
  • Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động: Quyết định số 3733/2002/QÐ – BYT.
  • QCVN 22:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
  • QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
  • QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
  • QCVN 25:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số công nghiệp - mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc.
  • QCVN 27:2016/BYT: Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - giá trị cho phép tại nơi làm việc.
  • QCVN 02:2019/BYT: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc
  • QCVN 03:2019/BYT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc.
  • Thông tư 19/2012/TT - BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa Học Công Nghệ: Giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi

4: Lý do doanh nghiệp cần quan trắc môi trường lao động

  • Tại Luật số: 84/2015/QH13 - Luật - An Toàn, Vệ Sinh Lao Động:
    • Tại điều 18, Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có quy định rõ, người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi trên cho người lao động thông qua việc:
    • Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc .
    • Đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động
    • Thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
    • Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc: Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
  • Tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP - vi phạm về quan trắc môi trường lao động quy định: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật. 
  • Thông tư 19/2016/TT-BYT - Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
    • Điều 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động
    • 1. Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động bao gồm:
    • Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;
    • Quan trắc môi trường lao động;
    • Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;
    • Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;
    • Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao  sức khỏe tại nơi làm việc;
    • Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
    • Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.
    • 2. Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.
  • Quan trắc môi trường lao động giúp doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, ảnh hướng tới hoạt động sản xuất của công ty và đó cũng là giúp cơ quan quản lý có số liệu thực tế về việc đảm bảo môi trường làm việc cho lao động mà công ty nêu ra trong hồ sơ vệ sinh lao động và các hồ sơ pháp lý khác.
  • Ngoài ra việc quan trắc môi trường lao động cũng nhằm quản lý được môi trường làm việc của người lao động. Từ đó phát hiện những yếu tố nguy cơ gây các tác hại nghề nghiệp để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp nhằm đảm bảo được an toàn sức khỏe cho người lao động. 
  • Quan trắc môi trường lao động không những giúp người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động, giúp người lao động hiểu biết đầy đủ về môi trường làm việc của mình, tham gia giám sát chất lượng môi trường lao động và đòi hỏi quyền lợi khi bị ảnh hưởng mà còn là dữ liệu khoa học giúp cho công tác nghiên cứu những biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp.

5: Thời gian quan trắc môi trường lao động định kỳ

Căn cứ theo quy định hiện hành cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quan trắc định kì ít nhất 1 lần/ năm và phải báo cáo về Sở Y Tế Tỉnh/Thành phố về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động trước ngày 15/12 hằng năm.

6: Các yếu tố cần kiểm tra trong quan trắc môi trường lao động

Theo Nghị Định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An Toàn, vệ sinh lao động phần phụ lục I mục II. Danh mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động:

  • Yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ, Độ ẩm, Tốc độ gió, Bức xạ nhiệt
  • Yếu tố vật lý: Ánh sáng, Tiếng ồn chung, Tiếng ồn theo dải tần, Rung chuyển theo dải tần, Vận tốc rung đứng hoặc ngang, Phóng xạ, tia X, Điện từ trường tần số công nghiệp, Điện từ trường tần số cao, Bức xạ tử ngoại…
  • Yếu tố bụi các loại: Bụi toàn phần, Bụi hô hấp, Bụi hạt Pm 10; 5; 2.5; 1; 0,5; 0,3, bụi silic, bụi amiăng, bụi kim loại, bụi than, phân tích hàm lượng silic tự do, Bụi talc, Bụi bông…
  • Yếu tố hơi khí độc: Hg; Mn; Ni; Fe; Al; Pb; Zn; Cr6+; Cu, CO; CO2; NO2; SO2; NH3; H2S; O2; CH4, HCl, H2SO4, Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene), Hóa chất trừ sâu: Methyl bromide (CH3Br), Pyridin, 1,1 dichloethane; 1,1,2 Trichloro ethan; Acetone; Acetylen; Anilin; Axit acetic; Axit Acrylic; Axit clohydric; Axit fomic; Axit Sunfuric; Butanol; Butyl axetat; Clorine; Cresol; Cyclohexan; Cyclohexanol; Chlobenzen; Dầu thông, Etyl mecaptan; Ethanol; Ethylen glycol; Etylen; Formandehyt; Heptan, Hidro sunfua; Hơi axit nitric, Hơi khí MEK; Hydrogen cyanide; Hydrogen fluoride; Hydrogen Peroxit; Metan; Metyl mecaptan; Methanol; Methyl acetat; n hexan, Phenol; Styrene; Tetracloro ethylen; Vinyl axetat; Vinyl chloride, Gasoline, Hơi kiềm, hơi xăng dầu, VOCs…
  • Yếu tố vi sinh: tổng vi khuẩn hiếu khí, nấm mốc, Staphylococcus aureus, Streptococcus group A, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Acinetobacter baumannii…

Yếu tố tâm sinh lý và ecgonomy: Đánh giá ecgonomy: vị trí lao động, tư thế lao động, gánh nặng cơ toàn thân; Đánh giá gánh nặng thần kinh, tâm lý: Tần số tim, huyết áp, phản xạ thị - vận động, khả năng trí nhớ, khả năng chú ý, gánh nặng theo nội dung công việc, thời gian lao động, thời gian thực hiện các nhiệm vụ đơn giản và thao tác lặp lại, chế độ lao động và nghỉ ngơi…

7: Các bước tiến hành quan trắc môi trường lao động:

Bước 1: Tư vấn:

  • Khảo sát môi trường lao động miễn phí để giúp doanh nghiệp xác định được các chỉ tiêu và vị trí cần quan trắc.
  • Cung cấp tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về An Toàn - Môi trường.
  • Tư vấn miễn phí các dịch vụ An Toàn - Môi trường trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ
  • Thống nhất vị trí và chỉ tiêu cần quan trắc

Bước 2: Thực hiện

  • Báo giá dịch vụ
  • Thực hiện quan trắc môi trường lao động
  • Viết và trả báo cáo theo mẫu của Nghị định 44/2016/NĐ-CP
  • Đưa ra kết luận và kiến nghị nhằm giúp khách hàng nâng cáo chất lượng môi trường, cải tạo điều kiện lao động.

Bước 3: Trở thành người đồng hành cùng doanh nghiêp

  • Cập nhật các văn bản pháp luật về lĩnh vực An Toàn – Môi Trường cho doanh nghiệp khi có thay đổi
  • Hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp những vướng mắc.