icon

Hà Nội: Ms. Hồng 0974.249.536

.

TP HCM: Ms. Thảo 0974.919.579

.

TP HCM: P.Kinh doanh 028 6678 8186

icon

Huấn luyện an toàn điện

Trải qua hơn 16 năm hoạt đông Công ty chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.


HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN


THEO NGHỊ ĐỊNH 62/2025/NĐ - CP

Hiện nay nhiều doanh nghiệp khi xác định nhóm đối tượng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hằng năm có nhiều thiếu sót như chỉ cho công nhân huấn luyện an toàn theo nghị định 44/2016NĐ-CP mà quên mất rằng có những nhóm công việc phải tổ chức huấn luyện riêng theo yêu cầu của các Luật liên quan khác như về hóa chất, điện, xây dựng,…

1: Huấn luyện an toàn điện là gì?

Huấn luyện an toàn điện là công tác buộc các doanh nghiệp có người làm việc liên quan về điện phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi nói về huấn luyện an toàn điện có hai văn bản pháp luật mà doanh nghiệp cần phải nhớ.

  • Huấn luyện an toàn điện theo nghị định 62/2025/NĐ – CP quy định chi tiết Luật điện lực về bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực.
  • Huấn luyện an toàn nhóm 3 theo nghị 44/2016 NĐ-CP kèm theo thông tư 06/2020TT-BLĐTBXH thông tư ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

Theo nghị định 62/2025/NĐ - CP:

2: Đối tượng tham gia huấn luyện?

Người làm công việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, quản lý, vận hành hệ thống điện, công trình điện lực, kiểm định, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện, sát hạch và cấp thẻ an toàn điện.
Thời gian huấn luyện trong bao lâu?
– Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu 24 giờ.
– Huấn luyện định kỳ: Thực hiện định kỳ 02 năm một lần. Thời gian huấn luyện định kỳ tối thiểu 08 giờ.
– Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
Theo thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH:
Đối tượng huấn luyện nhóm 3 thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động những người sau đây cần phải huấn luyện an toàn điện:

  • Các công việc làm về thi công, lắp đặt vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị điện, thi công, lắp đặt, vận hành, bão dưỡng hệ thống điện.

Thời gian huấn luyện

  • Lần đầu: tối thiểu 24h
  • Định kì: tối thiểu 12h (02 năm Huấn luyện định kỳ 01 lần)

Nội dung huấn luyện an toàn điện bao gồm:

  • Chính sách pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Tổng quan về an toàn điện
  • Các yếu tố nguy hiểm và các tai nạn liên quan đến điện
  • Các nguy cơ gây ra tai nạn điện dật
  • Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện
  • Cách nhận biết tình trạng thiết bị điện không an toàn

Những rủi ro có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn điện?

  • Trong tất cả các nghành nghề liên quan thì điện được xem là nghành nghề có nhiều rủi ro cao về cháy nổ, điện giật, có thể ảnh hưởng rất lớn đối với những người làm công việc liên quan về điện.
  • Người lao động không được huấn luyện sẽ dễ gây ra nhiều sai sót trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện tại doanh nghiệp dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
  • Điện giật là một trong những rủi ro xảy ra nhiều nhất khi làm việc với hệ thống điện, bởi lẽ nếu không được huấn luyện kĩ càng thì người chịu tổn thương nhiều nhất chính là bản thân người lao động.
  • Điện có thể gây ra cháy nổ lớn, gây chết người. Nguyên nhân ở đây là do nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của việc huấn luyện, cũng như chưa ý thức trong việc đào tạo kĩ năng dẫn đến các sự cố về điện xảy ra nhiều gây ra hậu quả không thể lường được.